Nhà máy xử lý nước thải gây ô nhiễm ảnh hưởng đến người dân

Nhà máy xử lý nước thải gây ô nhiễm ảnh hưởng đến người dân: Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của HTX Phong Đăng, Hưng Hòa, gây ô nhiễm môi trường, không khí nơi đây mà nguồn nước thải này còn làm thiệt hại lớn đến diện tích nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc. Theo phản ánh của các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại xã Nghi Thái, do nguồn nước ô nhiễm nặng nề, tôm giống thả xuống đầm chỉ được ít hôm là chết hết. Vụ nuôi tôm mới đây, gần 40 hộ vùng tôm Nghi Thái thất thu. Hộ mất ít cũng dăm chục triệu, có hộ bị thiệt hại lên đến cả trăm triệu đồng.

Nhà máy xử lý nước thải gây ô nhiễm ảnh hưởng đến người dân

Nhà máy xử lý nước thải TP Vinh là một trong 3 gói thầu dự án “Thoát nước và xử lý chất thải giai đoạn 1 của TP Vinh”. Nhà máy này có vốn đầu tư lên đến 117 tỷ đồng, được hoàn thành vào năm 2013, nhưng khi đưa vào vận hành đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường khiến cho người dân bức xúc…

Trong thời gian gần đây người dân xã Hưng Hòa (TP Vinh) và xã Nghi Thái (huyện Nghi Lộc) hết sức bức xúc vì họ cho rằng, nước thải của Nhà máy xử lý nước thải TP Vinh xử lý chưa đạt yêu cầu, xả ra ngoài gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất hoa màu cũng như nuôi trồng thủy sản của họ.

Được biết, khu vực gần kênh dẫn dòng của Nhà máy xử lý nước thải Vinh là hơn 10ha diện tích canh tác lúa của 18 hộ xã viên HTX Phong Đăng, xã Hưng Hòa. Theo các hộ dân nơi đây phản ánh thì việc nước thải chưa đạt yêu cầu của nhà máy này chảy thẩm thấu từ kênh dẫn dòng ra nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho lúa nên hơn 10ha lúa xuân của các hộ xã viên HTX Phong Đăng không biết chín, mặt khác bông lúa bị lép, còn xanh nhưng cây lúa đã bị đổ rạp, hư hỏng hoàn toàn.

xử lý nước, xử lý nước Thanh Chương, xử lý nước tại Thanh Chương, xử lý nước ở Thanh Chương, xử lý nước ở vinh, xử lý nước hà tĩnh, xét nghiệm nước, xét nghiệm nước nghệ an, xét nghiệm nước Nam Đàn, giá máy lọc nước nghệ an, thay loi loc nuocảnh minh họa

Bà Nguyễn Thị Ninh, xã viên HTX Phong Đăng, bức xúc nói: “Trước đây, 1 sào thu hoạch được 4 tạ lúa, mùa vừa rồi coi như mất trắng vì lúa không chín, lại bị đổ dập nát hết. Ngoài ra, việc nước thải của nhà máy không đảm bảo sẽ ảnh hưởng lâu dài đến nguồn nước ngầm cũng như sức khỏe của người dân, chúng tôi đang rất lo lắng”.

Theo ghi nhận của PV, đoạn kênh dẫn dòng từ nhà máy xử lý nước thải ra sông Rào Đừng chỉ được xây bằng đá hộc, do đó đã gây rò rỉ, thẩm thấu ra các chân ruộng bên cạnh. Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của HTX Phong Đăng, Hưng Hòa, gây ô nhiễm môi trường, không khí nơi đây mà nguồn nước thải này còn làm thiệt hại lớn đến diện tích nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc. Theo phản ánh của các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại xã Nghi Thái, do nguồn nước ô nhiễm nặng nề, tôm giống thả xuống đầm chỉ được ít hôm là chết hết. Vụ nuôi tôm mới đây, gần 40 hộ vùng tôm Nghi Thái thất thu. Hộ mất ít cũng dăm chục triệu, có hộ bị thiệt hại lên đến cả trăm triệu đồng.

Rắc rối “quả bóng” trách nhiệm!

Được biết, giai đoạn 1 của hệ thống xử lý nước thải TP Vinh có tổng vốn đầu tư lên đến trên 380 tỷ đồng (riêng xây lắp là 280 tỷ đồng) sử dụng vốn vay ODA do Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) tài trợ, với 3 gói thầu. Trong đó, gói thầu xây dựng Nhà máy xử lý nước thải có tổng vốn đầu tư là 117 tỷ đồng; còn lại là hai gói thầu mương tự chảy và trạm bơm.

Nhà máy có công suất 25.000m3 ngày đêm và được áp dụng công nghệ hiện đại kết hợp giữa thổi khí cưỡng bức và công nghệ vi sinh để xử lý nước thải. Và nước thải sau khi được xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép sẽ không gây ảnh hưởng môi trường, cây trồng, hoa màu, vật nuôi, đủ điều kiện để tái sử dụng tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.
Thế nhưng thực tế như đã phản ánh ở trên, nguồn nước thải dù đã qua xử lý của nhà máy, nhưng không đạt yêu cầu, vẫn gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Nguyễn Sỹ Diệu – Trưởng ban Quản lý Dự án đầu tư & xây dựng TP Vinh, thì  nguyên nhân của tồn tại trên là do quá trình vận hành nhà thầu không đủ kinh phí nuôi cấy vi sinh đúng quy định làm cho nước thải đầu ra không đạt chất lượng? Đại diện Ban QLDA đầu tư và xây dựng cũng cho biết, đơn vị đã hoàn thành công tác bàn giao và đang tiến hành kiểm toán, quyết toán công trình nên hiện nay trách nhiệm thuộc về đơn quản lý, vận hành.

Tuy nhiên, về phía Công ty Cổ phần Quản lý và phát triển hạ tầng đô thị Vinh – đơn vị được UBND TP Vinh giao quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy lại cho rằng, để xảy ra tình trạng trên không thuộc lỗi của Công ty, bởi trên thực tế, trong 1 năm qua, nhà máy vẫn do phía nhà thầu xây lắp là Công ty SFCU vận hành.
Ông Đinh Tiến Dũng – PGĐ Công ty Cổ phần Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh, cho rằng: Quá trình vận hành của nhà thầu chưa đảm bảo quy định kỹ thuật để thải ra môi trường, theo quan sát nước thải còn đen và sủi bọt, cần phải kiểm tra về công nghệ xử lý, về trách nhiệm công ty mới chỉ được giao nhiệm vụ vận chuyển nước thải về nhà máy.

Phía UBND TP Vinh – Chủ đầu tư dự án lại khẳng định, việc vận hành các trạm bơm, các tuyến ống dẫn nước thải từ các trạm bơm về nhà máy lâu nay do Công ty hạ tầng đô thị Vinh đảm nhận. Công ty có trách nhiệm phối hợp cử công nhân tham gia vận hành cùng nhà thầu và tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Còn việc vận hành xử lý nước thải hiện nay trách nhiệm chính vẫn thuộc về nhà thầu SFCU.

Các bên hiện đang tranh cãi, đùn đẩy “quả bóng” trách nhiệm. Và, vấn đề hiện nay vẫn chưa tìm được hướng giải quyết. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà máy xử lý nước thải TP Vinh gây ô nhiễm sẽ còn là mối ám ảnh với người dân xung quanh!
Phạm Tuân
(Nguồn tin: vea.gov.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *