Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn tại Nghệ An – Hà Tĩnh

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM PHÈN. Xử lý nước nhiễm phèn tại Nghệ An, Hà Tĩnh(Liên hệ nhanh qua Hotline 091817 6626 . Công ty CP Thương mại Môi trường Việt là đơn vị chuyên cung cấp hệ thống xử lý nước ngầm (nước giếng khoan), nước máy, nước mặt ) Thành phần chủ yếu trong nước nhiễm phèn ion Fe2+ và Fe3+, vì vậy muốn xử lý nước nhiễm phèn thì cần phải xử lý, loại bỏ các ion Fe2+ và Fe3+ ra khỏi nước.

+ Các biện pháp xử lý nước trong dân gian.

Lọc qua tro bếp: Liều lượng tro thay đổi 5 – 10 g/l nước, tro bếp có khả năng làm tăng pH, tăng độ kiềm HCO3, giữ lại một phần sắt, nhôm. Nước qua lắng tro có vị ngọt, uống được nhưng phảng phất mùi tanh.

Lọc nước qua lớp bã thơm đã được sấy khô: Nước sau khi lọc có vị ngọt, làm cho ta có cảm giác uống được, độ pH vẫn còn quá thấp (pH<4), hàm lượng nhôm và sắt không giảm. Do vậy nếu sử dụng loại nước này để uống, người dân sẽ đưa vào cơ thể một số độc chất mà không hề hay biết.

+ Các phương pháp xử lý nước nhiễm phèn

  1. Đối với nước phèn loại I:: Khử sunfat bằng kiềm hóa và bari để keo tụ thành BaSO4. Lắng và lọc qua giấy. Lượng SO42- giảm xuống còn 500 – 700 mg/l. Nhược điểm: không ổn định, liều lượng bari lớn, đắt tiền, không khống chế được bari dư trong nước dẫn đến gây độc cho người dùng.
  1. Đối với nước phèn loại II: Kiềm hóa nước để nâng pH và khử sắt, sau đó lắng và lọc qua bể lắng cát. Nước sau xử lý có:
  • – Độ pH: 6.5
  • – Độ kiềm tổng cộng: 50 – 100 mg/l CaCO3
  • – Sắt: có vết
  • – Các chi tiêu khác đạt tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt.
  1. Đối với nước phèn loại III: Kiềm hóa nước để nâng pH, khử nhôm và sắt. Tổng hợp hóa chất FeCl3, Na2CO3, PAC,có tác dụng tạo môi trường cho ion Al3+ chuyển về dạng hydroxit nhôm và các muối nhôm ở dạng keo như: Al(OH)SO4, Al2(OH)4SO4. Hóa chất tổng hợp này còn tạo trong nước nhân keo tụ mang điện tích dương, gây phản ứng đồng keo tụ với các ion sắt và nhôm trong nước. Các ion sunfat là những ion đối, có tác dụng mở rộng vùng phản ứng, nâng hiệu quả keo tụ. Sau xử lý, lượng ion SO42- trong nước giảm đi một phần do hấp phụ trên bề mặt keo và lắng. Đặc biệt hóa chất này còn tạo ra bông cặn to, nặng và dễ lắng.

+ Các phương pháp khử sắt có thể dùng trong công nghệ xử lý phèn.

+ Phương pháp hóa học:

1.1 Khử sắt bằng hoá chất: Khi trong nước nguồn có hàm lượng tạp chất hữu cơ cao, các chất hữu cơ sẽ tạo ra dạng keo bảo vệ các ion sắt, như vậy muốn khử sắt phải phá vỡ được màng hữu cơ bảo vệ bằng tác dụng của các chất ôxy hoá mạnh. Đối với nước ngầm, khi làm lượng sắt quá cao đồng thời tồn tại cả H 2S thì lượng ôxy thu được nhờ làm thoáng không đủ để ôxy hoá hết H2S và sắt, trong trường hợp này cần phải dùng đến hoá chất để khử sắt.

1.2 Khử sắt bằng vôi: Khi cho vôi vào nước, độ pH của nước tăng lên. Ở điều kiện giàu ion OH, các ion Fe2+ thuỷ phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và lắng xuống một phần, thế ôxy hoá khử tiêu chuẩn của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, do đó sắt (II) dễ dàng chuyển hoá thành sắt (III). Sắt (III) hyđroxyt kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và có thể dễ dàng tách ra khỏi nước.

Phương pháp này có thể áp dụng cho cả nước mặt và nước ngầm.: Nhược điểm của phương pháp này là phải dùng đến các thiết bị pha chế cồng kềnh, quản lý phức tạp, cho nên thường kết hợp khử sắt với quá trình xử lý khác như xử lý ổn định nước bằng kiềm, làm mềm nước bằng vôi kết hợp với sôđa.

1.3 Khử sắt bằng Clo: Quá trình khử sắt bằng clo được thực hiện nhờ phản ứng sau: 2Fe(HCO3)2 + Cl2 + Ca(HCO3)2 + 6H2O → 2Fe(OH)3CaCl2 + 6H+ + 6HCO3– Khử sắt ở dạng hợp chất hữu cơ, pH>=5. Khi trong nước có chứa các hợp chất ammonia, clo tự do kết hợp tạo ra cloramin làm giảm tốc độ oxy hóa.

1.4 Khử sắt bằng Kali Permanganat (KMnO 4): Khi dùng KMnO4 để khử sắt, quá trình xảy ra rất nhanh vì cặn mangan (IV) hyđroxyt vừa được tạo thành sẽ là nhân tố xúc tác cho quá trình khử. Phản ứng xảy ra theo phương trình sau: 5Fe2+ + MnO4+ 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

1.5 Khử sắt bằng ClO2Quá trình oxy hóa xảy ra theo phương trình phản ứng: Fe2+ + ClO2 + 3H2O g Fe(OH)3 + ClO2 + 3HQuá trình diễn ra khi pH>7

1.6 Khử sắt bằng O3Phương trình phản ứng: Fe2+ + O3 + 2H2O g Fe(OH)3 + O2 + H+

Nhược điểm khi sử dụng O3 là tạo thành lớp váng nổi trên bề mặt và khó tách váng nổi đó ra khỏi.

+ Phương pháp hóa lý:

2.1 DS3 – Hạt lọc xử lý nước phèn: Hạt lọc nước đa năng DS3 dùng xử lý nước nhiễm phèn, nước giếng…, đã được tặng giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam. Nhờ tính năng loại bỏ sắt, magan và các yếu tố độc hại khác, DS3 là sản phẩm bảo vệ sức khỏe trước hiện trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Với 50kg DS3 và vài thùng nhựa có thể tạo nên thiết bị lọc nước gia đình.


Sơ đồ công nghệ xử lý nước nhiễm phèn sử dụng DS3

♦ Hãy gọi qua số HOTLINE : 091817.6626 để được tư vấn trực tiếp và mua các sản phẩm hoặc đặt hàng trực tiếp tại 178 Nguyễn Văn Cừ, Tp.Vinh, Nghệ An.
♦ Công ty CPTM Môi Trường Việt  là đơn vị đi đầu, về xử lý nước giếng khoan, nước máy, than hoạt tính lọc nước, lọc nước thải tại Nghệ An, Hà Tĩnh, và Là nhà phân phối máy lọc nước AO Smith, Nikawa, Haohsing, Kangaroo, Korihome, Karofi địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh. Chuyên sửa chữa máy lọc nước tại Tp.Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh.
♦ MÁY LỌC NƯỚC, Hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình, khách sạn, nhà hàng, cơ quan, công ty, xây dựng chung cư không còn xa lạ đối với người sử dụng nhưng đâu là sản phẩm chất lượng lại là điều mà mọi người đều quan tâm. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *