Rối loạn điện giải là gì? nguyên nhân & cách chữa trị đúng cách

Rối loạn điện giải là gì? nguyên nhân & cách chữa trị đúng cách: Trên thực tế lâm sàng các dạng rối loạn thường đi kèm theo rối loạn điện giải. Dựa vào 2 kiểu rối loạn cân bằng nước cơ bản là mất nước và thừa nước kết hợp với biến động về nồng độ Na+ ngoài tế bào người ta chia ra các dạng rối loạn nước điện giải sau: Rối loạn điện giải là tình trạng mất cân bằng của các chất khoáng trong cơ thể. Để cơ thể có thể hoạt động bình thường, một số khoáng chất cần được duy trì ở một nồng độ nhất định và đảm bảo cân bằng giữa các chất

Rối loạn điện giải là gì? nguyên nhân & cách chữa trị đúng cách

Chất điện giải là dịch chất cần thiết đối với cơ thể người. Nếu cơ thể bị rối loạn, bị mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể… Rối loạn hay mất cân bằng điện giải là tình trạng nhiều người gặp phải. Khi xảy ra rối loạn, các cơ quan trong cơ thể hoạt động bất bình thường như mất cân bằng lượng dịch, pH máu hay rối loạn thần kinh, huyết áp, suy yếu cơ bắp, mệt mỏi, tuần hoàn kém… Vậy, làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu rối loạn này, biết nguyên nhân và cách chữa trị phù hợp? Theo dõi bài viết sau của Thế Giới Điện Giải, bạn sẽ rõ.

1. Rối loạn điện giải là gì?

Rối loạn điện giải là tình trạng mất cân bằng các chất khoáng trong cơ thể con người. Nguyên nhân mất cân bằng nước và điện giải thường do tiêu chảy, nôn mửa hay mắc một số căn bệnh như bệnh thận, tuyến giáp, hô hấp, tim mạch…

Rối loạn điện giải là gì? nguyên nhân & cách chữa trị đúng cách

Thông thường, để cơ thể hoạt động ổn định, các chất khoáng trong cơ thể cần phải được cân bằng và duy trì ở nồng độ nhất định. Nếu không sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng trên toàn cơ thể, điển hình như các chức năng sống còn bao gồm hoạt động của tim và não cũng bị rối loạn.

Chất điện giải thực chất là các khoáng chất như natri, kali, magie, canxi, clo, phosphate… Những chất này là thành phần quan trọng có mặt ở khắp nơi trong cơ thể như trong máu, trong dịch thể hay nước tiểu. Chất điện giải có thể được bổ sung bằng các thực phẩm như thức ăn, nước uống hoặc thực phẩm chức năng. Trong các loại rối loạn điện giải, nghiêm trọng nhất thường liên quan đến những bất thường ở nồng độ của clo, natri, magie, kali, phosphat hoặc canxi…

2. Các đối tượng có nguy cơ bị rối loạn điện giải

Bất cứ ai cũng có thể bị mất nước và điện giải. Một số đối tượng có nguy cơ cao hơn do tiền sử mắc một số bệnh. Ví dụ những người mắc bệnh thận, thận sẽ không đủ chức năng để lọc các khoáng chất cung cấp đủ cho cơ thể.

Rối loạn điện giải là gì? nguyên nhân & cách chữa trị đúng cách 2

Ngoài ra những người bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa, do lạm dụng thuốc nhuận tràng hay bị bulimia, chán ăn cũng có nguy cơ cao dẫn đến rối loạn điện giải. Một số yếu tố khác:

  • Nghiện rượu nặng và mắc bệnh xơ gan
  • Bị suy tim xung huyết
  • Rối loạn ăn uống
  • Chấn thương (bỏng nặng hay gãy xương)
  • Bệnh tuyến giáp và cận giáp…

3. Nguyên nhân CHÍNH dẫn đến rối loạn điện giải

Rối loạn điện giải xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có 6 nguyên nhân chính sau:

Rối loạn điện giải là gì? nguyên nhân & cách chữa trị đúng cách 3

+ Do rối loạn canxi: Nồng độ canxi trong huyết thanh có giới hạn bình thường từ 2,1 – 2,6 mmol/l, khi chỉ số này tăng hoặc giảm, tức là cơ thể bạn đang bị rối loạn. Nguyên nhân tăng canxi do người bệnh uống quá nhiều canxi hoặc thuốc acid trong quá trình điều trị bệnh cường giáp, ung thư hoặc bị bệnh thận. Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng bởi yếu tố bẩm sinh như căn bệnh tăng canxi máu hạ canxi niệu gia đình (FHH). Còn hạ canxi huyết chủ yếu do cơ thể bị thiếu vitamin D, suy thận, rối loạn tuyến giáp hoặc tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc heparin.

+ Do rối loạn Clo: Clo chủ yếu có trong dịch ngoại bào, kết hợp với các ion khác tạo ra áp suất thẩm thấu cho cơ thể. Lượng clo máu thông thường là 90 – 110 mmol/l. Tình trạng tăng clo chủ yếu do mất nước nhiều, đái tháo nhạt, rối loạn chức năng thận, thẩm phân máu… Còn giảm Clo do ăn quá nhạt, thiếu muối, thường đi kèm với tình trạng hạ natri và hạ kali máu.

+ Do rối loạn Magie: Tăng magie là chứng rối loạn hiếm gặp, chỉ xảy ra với những người mắc bệnh suy thượng thận nguyên phát (hay còn gọi là Addision, suy thượng thận) và giai đoạn cuối bệnh thận. Còn khi bệnh nhận bị hạ magie là do suy dinh dưỡng, nghiện rượu, rối loạn về vấn đề hấp thu và tiêu hóa, sử dụng thuốc lợi tiệu, cyclosporine và kháng sinh.

+ Do rối loạn Natri: Natri trong máu ở trong khoảng 134 – 145 mmol/l và quá trình chuyển hóa của natri chịu ảnh hưởng bởi hormone steroid vỏ thượng thận. Vậy khi bạn nạp quá nhiều natri vào cơ thể sẽ làm lượng natri tăng cao. Bên cạnh đó, rối loạn natri cũng do lượng nước cung cấp chưa phù hợp (quá nhiều hoặc quá ít), cơ thể bị mất nước, dịch thể, sử dụng thuốc corticosteroid và hạ huyết áp. Ngược lại, natri giảm do vã quá nhiều mồ hôi, nước uống bị nhiễm độc, người mắc bệnh thận.

+ Do rối loạn Kali: Kali máu thường có mức trung bình từ 2,5 – 4,5 mmol/l. Khi nồng độ này bất thường sẽ ảnh hưởng tới điện thế màng cơ tim, có thể gây liệt mềm. Kali tăng cao do suy thận, nhịn đói, sốc phản vệ, xuất huyết ruột, chấn thương nặng, cơn đau tim. Hoặc do sử dụng thuốc ithium, thuốc chẹn beta và thuốc lợi tiểu. Còn giảm kali thường do chế độ ăn uống thất thường, các vấn đề tiêu hóa và tuyến thượng thận, mất nước nghiêm trọng hoặc bệnh liệt chu kỳ di truyền Westphal. Khi kali tăng quá cao hoặc giảm quá thấp, nếu không phát hiện chữa trị kịp sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

+ Do rối loạn phosphate: Với những người nghiện rượu, suy cận giáp, chấn thương, suy dinh dưỡng… dễ bị tăng giảm nồng độ phosphate đột ngột và bất thường.

Rối loạn điện giải có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sử dụng thuốc. Ngoài ra, tình trạng chấn thương do bỏng hay gẫy xương cũng gây mất cân bằng điện giải. Một số căn bệnh như ung thư và rối loạn tuyến giáp đôi khi cũng là nguyên nhân của tình trạng này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *