Các chỉ tiêu xét nghiệm nước sinh hoạt & địa chỉ kiểm tra uy tín tại Nghệ an -Hà Tĩnh

Các chỉ tiêu xét nghiệm nước sinh hoạt & địa chỉ kiểm tra uy tín tại Nghệ an -Hà Tĩnh: Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước sinh hoạt). Để đánh giá cũng như kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt các doanh nghiệp bắt buộc phải xét nghiệm mẫu nước theo quy định hiện hành

Nước sinh hoạt là gì? tại sao phải xét nghiệm nước sinh hoạt?

Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước sinh hoạt).

xét nghiệm nước, kiếm tra nước,xét nghiệm nước tại nghệ an, xét nghiệm nước tại hà tĩnh, xét nghiệm nước tại vinh, kiếm tra nước tại nghệ an, kiểm tra nước tại hà tĩnh, chỉ tiêu xét nghiệm nước, nước uống, nước sinh hoạt

Để đánh giá cũng như kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt các doanh nghiệp bắt buộc phải xét nghiệm mẫu nước theo quy định hiện hành. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp muốn xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở

Các chỉ tiêu xét nghiệm nước sinh hoạt

Chỉ tiêu xét nghiệm nước sinh hoạt theo QCVN  02:2009/BYT (Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Chất Lượng Nước Sinh Hoạt) do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số:  05/2009/TT – BYT ngày 17 tháng  6 năm 2009. Để quý doanh nghiệp có thể dễ dàng giám sát nguồn nước trước khi vào sử dụng, có thể tóm tắt về chỉ tiêu xét nghiệm nước sinh hoạt như sau:

Chỉ tiêu cảm quan

Bao gồm các chỉ tiêu như màu sắc, mùi vị, độ đục có thể quan sát, đánh giá bằng thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác. Tiến hành Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 06 tháng/lần do phòng thí nghiệm được công nhận của Bộ y tế tiến hành kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá.

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn

tối đa cho phép

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

I

II

1

Màu sắc(*)

TCU

15

15

TCVN 6185 – 1996

(ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120

A

2

Mùi vị(*)

Không có mùi vị lạ

Không có mùi vị lạ

Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B

A

3

Độ đục(*)

NTU

5

5

TCVN 6184 – 1996

(ISO 7027 – 1990)

hoặc SMEWW 2130 B

A

Các chỉ tiêu xét nghiệm nước sinh hoạt khác

Vi sinh, kim loại nặng, độ cứng,…đánh giá mức độ nguy hại hay an toàn đối với người sử dụng. Đối với các chỉ tiêu mức độ A tiến hành kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 06 tháng/lần. Riêng các chỉ tiêu thuộc mức độ B kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 năm/lần.

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn

tối đa cho phép

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

I

II

4 Clo dư

mg/l

Trong khoảng 0,3-0,5

SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1

A

5 pH(*)

Trong khoảng 6,0 – 8,5

Trong khoảng 6,0 – 8,5

TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+

A

6 Hàm lượng Amoni(*)

mg/l

3

3

SMEWW 4500 – NH3 C hoặc

SMEWW 4500 – NH3 D

A

7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*)

mg/l

0,5

0,5

TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe

B

8 Chỉ  số Pecmanganat

mg/l

4

4

TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)

A

9 Độ cứng tính theo CaCO3(*)

mg/l

350

TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C

B

10 Hàm lượng Clorua(*)

mg/l

300

TCVN6194 – 1996

(ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D

A

11 Hàm lượng Florua

mg/l

1.5

TCVN 6195 – 1996

(ISO10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F-

B

12 Hàm lượng Asen tổng số

mg/l

0,01

0,05

TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B

B

13 Coliform tổng số

Vi khuẩn/ 100ml

50

150

TCVN 6187 – 1,2:1996

(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222

A

14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt

Vi khuẩn/ 100ml

0

20

TCVN6187 – 1,2:1996

(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222

A

Dựa vào bảng chỉ tiêu chung ở trên, tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào, doanh nghiệp phải kiểm hết hoặc được miễn một số chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu cũng như để tối ưu chi phí cho việc kiểm nghiệm.  Hoặc quý doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi hãy gọi qua số HOTLINE : 091817.6626 để được tư vấn trực tiếp khi bạn cần xét nghiệm nước và mua các sản phẩm máy lọc nước hoặc đặt hàng trực tiếp tại 178 Nguyễn Văn Cừ, Tp.Vinh, Nghệ An để được tư vấn miễn phí trong việc tối ưu các chỉ tiêu xét nghiệm, giúp tiết kiệm chi phí cũng như cho ra kết quả chính xác phù hợp với yêu cầu để xin giấy phép từ các cơ quan Nhà nước.

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm nước

Trước khi lấy mẫu cần có nhãn ghi rõ địa điểm, thời gian, phương pháp lấy mẫu và người lấy mẫu. Mẫu sẽ không được phân tích nếu không rõ nguồn gốc mẫu. Làm sạch – khử trùng – súc xả trước khi lấy mẫu nước:

  • Lấy mẫu nước để phân tích các chỉ tiêu hóa học
  • Để nước chẩy tự do tối thiểu 5 phút hoặc lâu hơn để xả hết nước cũ trong đường ống lấy mẫu trước khi lấy mẫu vào chai.
  • Tráng chai 3 lần với chính nguồn nước cần lấy mẫu. Cho nước chảy đầy chai và đậy nắp lại.
  • Nếu không có đường ống lấy mẫu, có thể dùng quang chai hoặc gầu để lấy mẫu. Khi đó gầu/gáo cần được tráng sạch nhiều lần bằng nước cần phân tích.

Lấy mẫu nước để phân tích các chỉ tiêu vi sinh

  • + Bước 1: Lau sạch vòi nước, lấy hết các vật gắn thêm vào vòi nước mà có thể làm nước bắn tung tóe. Dùng khăn sạch thấm cồn hoặc bông thấm cồn để lau hết chất bẩn ở đầu vòi
  • + Bước 2: Thanh trung vòi nước trong vòng 1 phút với ngọn lửa đèn cồn
  • + Bước 3: Mở vòi nước, để nước chẩy hết cỡ trong vòng 1 – 2 phút rồi điều chính chẩy vừa đủ để lấy mẫu nước vào chai mà không gây văng bắn xung quanh.
  • + Bước 4: Mở giấy bọc đầu chai, nút chai sao cho không gây ô nhiễm mặt trong của nút và giấy để còn bao trở lại sau khi thực hiện thao tác lấy mẫu
  • + Bước 5: Khử khuẩn miệng chai và hứng nước, để lại trống chừng khoảng 2 – 3cm từ mặt dưới nút chai trở xuống để tránh nhiễm khuẩn từ miệng nút chai và để khi phân tích lắc trộn mẫu được dễ dàng.

Khử khuẩn lại miệng chai, nút chai, đóng nút nhanh và bao lại miệng chai cẩn thận. Nếu không có vòi lấy mẫu, có thể dùng quang chai và sau mỗi lần lấy mẫu cần khử khuẩn lại quang chai bằng nhiệt độ bông cồn. Buộc thêm vật nặng và sạch lên chai lấy mẫu để đảm bảo chai có thể chìm xuống nước, thả chải từ từ xuống bể, không để chai chạm vào thành bể

Để chai chìm hoàn toàn trong nước, cáng cách xa mặt nước càng tốt nhưng không đụng vào đáy bể hoặc làm xáo trộn cặn cáu. Khi chai đã đầy nước thì kéo chai lên. Nếu chai quá đầy, đổ bớt ít nước để có khoảng trống. Khử khuẩn miệng chai và đậy nắp chai lại.

Nếu không có quang chai phải rửa tay xà phòng sạch sẽ, lau cồn khử khuẩn tay. Sau đó cầm gần đáy chai, dìm chai xuống nước, đặt chai nằm ngang hơi chúc đầu (tránh lấy nước trên bề mặt) xuống độ sâu khoảng 15 – 20cm để ngang chai tạo dòng nước tự chảy vào miệng chai.

Nếu không lấy được trực tiếp, phải dùng xô, gầu múc, cần đổ bỏ 3 lần, lần thứ tư rót nhẹ vào chai sao cho tay không làm nhiễm bẩn nước.

Tags:  xét nghiệm nước, kiếm tra nước,xét nghiệm nước tại nghệ an, xét nghiệm nước tại hà tĩnh, xét nghiệm nước tại vinh, kiếm tra nước tại nghệ an, kiểm tra nước tại hà tĩnh, chỉ tiêu xét nghiệm nước, nước uống, nước sinh hoạt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *