Phương pháp xử lý nước phèn quy mô gia đình tại TP Vinh, Nghệ An, Hà tĩnh

Phương pháp xử lý nước phèn quy mô gia đình: Nước phèn ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt, các công trình… gây mất cảm giác mỹ quan.Ngoài ra nó còn gây ra nhiều bệnh cho người và ảnh hưởng đến chức năng lọc màu của thận..Vì vậy việc tìm ra các giải pháp và công cụ cũng như thiết bị loại bỏ các thành phần trong nước phèn là điều rất cần thiết.

Xử lý nước phèn quy mô gia đình tại TP Vinh, Nghệ An, Hà tĩnh

Dựa vào thành phần – tính chất của nước phèn cùng acác phương pháp xử lý nước phèn mà nhóm chúng tôi sưu tầm được. Công nghệ xử lý nước phèn trong gia đình được nhóm đề xuất như sau:

Giếng khoan:

Là công trình thu nước ngầm mạch sâu. Từ vài chục đến vài trăm mét, có đường kính 42-49mm.

Giếng khoan thường bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Cửa giếng hay miệng giếng: dùng để đặt động cơ và ống đẩy đưa nước tới công trình xử lí. Ngoài ra còn có nhà bao che bảo vệ.
  • Thân giếng (thường gọi là ống vách): là các ống thép không gỉ nối với nhau bằng mặt bích, ren. Ngoài ra còn dùng ống bê tông cốt thép nối với nhau bằng ống lồng ống. ống vách có nhiệm vụ chống bẩn và chống sụt lở giếng. Bên trong ống vách ở phía trên là guồng bơm nối với động cơ điện bằng trục đứng.
  • Ống lọc (hay còn gọi là bộ phận lọc của giếng khoan): đặt trực tiếp trong lớp đất chứa nước để thu nước vào giếng và ngăn không cho bùn cát chui vào giếng. ống lọc được chế tạp nhiều kiểu với các kết cấu khác nhau.

Khi lớp đất chứa nước là cuội sỏi, cát to thì không cần lưới bọc ngoài. Ngược lại khi đất chứa nước là cát mịn thì ngoài lưới đan còn phải bọc sỏi phía ngoài.

Thay cho ống thép khoan lỗ có thể dùng ống bằng các thanh thép hàn lại hoặc dùng ống phibro ximăng, ống chất dẻo có châm lỗ hoặc khe để làm ống lọc.

  • Ống lắng: Ở cuối ống lọc dài 2-10m để giữ lại cặn cát chui vào giếng. Khi thau rửa giếng, lớp cặn cát này sẽ được đưa lên khỏi mặt đất.

Bơm: Để đưa nước lên bể chứa. Máy bơm trong nhà phổ biến nhất là máy bơm li tâm. Trục ngang chạy bằng động cơ điện. Bộ phận chính của bơm li tâm là bánh xe công tác gồm nhiều bản lá kim loại gắn vào. Khi quay, bánh xe công tác sẽ tạo nên một lực li tâm cuốn theo nước với tốc độ lớn. Đồng thời nén chặt nước tạo ra áp lực cần thiết để vận chuyển nước trong đường ống. Máy bơm được trang bị các thiết bị như van, khóa trên ống hút, ống đẩy, thiết bị mồi nước, áp lực kế, chân không kế v.v…

¬ Phương pháp chọn máy bơm:

Muốn chọn máy bơm ta dựa vào 2 tiêu chí cơ bản sau:

  • Lưu lượng máy bơm Qb (m3/h hoặc l/s)
  • Áp lực toàn phần của máy bơm Hb (m)

Trong trường hợp sinh hoạt bình thường thì lưu lượng bơm bằng lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất:

Qb =Qngàymax

Bơm thường được bố trí ở gầm cầu thang, sử dụng được diện tích thừa nhưng chật hẹp, khó bố trí, dễ gây ồn, ảnh hưởng đến người sống trong nhà. Ta có thể chống ốn bằng cách:

  • Đặt máy bơm trên nền cát.
  • Dùng tấm đệm đàn hồi (cao su, lò xo, gỗ mềm) đặt dưới bệ máy bơm.
  • Dùng ống mềm (cao su) nối với đầu ống hút và ống đẩy của máy bơm. Trên ống đẩy thì có khóa, van một chiều và áp lực kế. Trên ống hút thì bố trí khóa.

Một điều quan trọng là bơm phải được tự động hóa việc đóng mở vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí, tiết kiệm công, đồng thời bảo đảm cho hệ thống cấp nước làm việc tin cậy hơn. Để giải quyết vấn đề tự động hóa của máy bơm, người ta thường dùng thiết bị sau:

  • Rơlephao: hoạt động của rơlephao dựa trên nguyên tắc: khi nước đầy két nước, phao nổi lên, rơle sẽ ngắt điện và máy bơm ngừng hoạt động. Khi nước trên két cạn gần tới đáy, phao hạ xuống, rơle sẽ đóng điện và tự động mở máy bơm.
  • Van phao: hoạt động tương tự rơlephao. Lưỡi gà và đệm trong van phao mở hoặc đóng là nhờ chuyển động của cam. Cam hoạt động nhờ đòn bẩy gắn với phao bằng đồng, kính hoặc nhựa. Khi két không có nước, phao sẽ bị chìm xuống, van và đệm bị cam kéo ra khỏi mặt tựa, cho phép nước chảy vào két nước hoặc bể chứa. Khi mực nước trong két tăng, phao và đòn bẩy được nâng lên làm cam chuyển động và từ từ đóng van. Van cứ đóng cho đến khi mực nước trong két giảm.

Két nước: Đối với quy mô gia đình người ta thường đặt bể thu nước trên mái nhà hoặc hầm mái. Két nước có nhiệm vụ điều hòa nước ngầm chưa xử lí và dự trữ nước đã qua xử lí. Dung tích két không được nhỏ hơn 5% lưu lượng nước dùng một ngày đêm (tính cho ngôi nhà). Dung tích nước không nên quá lớn: 10-15m3, vì nếu quá lớn sẽ làm tăng tải trọng của ngôi nhà. ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà.

  • Chiều cao đặt két nước:

Chiều cao đặt két nước được xác định trên cơ sở đảm bảo áp lực để tạo ra áp lực tự do đủ để đưa nước từ két nước điều hòa qua bể xử lí và đưa nước từ két nước đã xử lí đến các thiết bị vệ sinh bất lợi nhất trong trường hợp dùng nước lớn nhất của ngôi nhà. Như vậy két nước phải có đáy đặt cao hơn thiết bị vệ sinh bất lợi nhất.

  • Cấu tạo két nước:

Trên mặt bằng, két nước có dạng hình vuông, tròn, chữ nhật. Két nước có thể xây bằng gạch, bê tông cốt thép, bằng thép (thép tấm dày 7mm hàn lại), tôn gò, inox v.v…. Dùng thép tấm thì nhẹ, dễ lắp ráp nhưng dễ ăn mòn, gỉ. Khi đó cần phải sơn cẩn thận cả hai mặt trong và ngoài két.

Dùng gạch, bê tông cốt thép cần có biện pháp chống rò rỉ nước qua thành và đáy két. Người ta thường sử dụng bồn inox. Vừa nhẹ, vừa đẹp, khả năng rò rỉ cũng thấp. Đáy két chứa nước ngầm chưa qua xử lí phải cao hơn thiết bị xử lí nước 2m để tạo áp lực tự do đẩy nước qua thiết bị xử lí. Đáy két chứa nước sạch nên đặt cách mái khoảng 0.6m. vừa đủ khoảng cách để dễ sửa chữa két khi rò rỉ, vừa tạo một phần áp lực cho các thiết bị vệ sinh tầng trên cùng. Khi đó két có thể đặt trên tường xây hoặc dầm đỡ.

Két nước được trang bị các loại ống sau:

  • ống dẫn nước lên két: trên đường ống có bố trí van một chiều và van phao. Van phao hình cầu, đặt cách nắp két một khoảng 0.1-0.2m.
  • ống dẫn nước ra khỏi két: trên đường ống có bố trí van một chiều để nước không vào từ đáy két và tránh xáo trộn bông cặn trong két. ống dẫn nước ra thường đặt cách đáy 0.1m.
  • ống tràn: dùng để xả nước khi van phao hỏng. Mực nước trong két vượt quá giới hạn thiết kế. ống tràn thường đặt cao hơn mức nước trong két 0.05m, dường kính ống tràn bằng 1.5-2 lần đường kính ống lên két. ống tràn được nối với hệ thống thoát nước mưa.
  • ống xả cặn: đường kính 40-50mm đặt ở chỗ thấp nhất ở đáy két để xả cặn khi thau rửa két và thường nối với ống tràn. Trên ống xả có bố trí van đóng mở khi cần thiết.

Để tiết kiệm diện tích gia đình và dễ dàng xử lý, ta chọn chiều cao két nước H= 0.5m, chiều dài L= 2m, chiều rộng của kết nước B=1m.

Bể lọc: Người ta thường dùng thiết bị lọc để dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Trong tầng lọc của thiết bị, việc loại bỏ các chất bẩn là sự kết hợp các quá trình khác nhau như: lắng đọng, hấp phụ, lọc, hoạt động sinh hóa … Khi Fe(II) chuyển thành hợp chất không tan trong nước thì các chất này sẽ trở thành một phần lớp áo ngoài bọc xung quanh hạt vật liệu lọc.

Xem thêm bài:

Cách sắp xếp vật liệu lọc nước phèn tai TP Vinh, Nghe an, Ha Tinh

  • Lớp trên cùng là cát thạch anh (loại kích cỡ khoảng 0.3-0.5 mm).
  • Lớp tiếp theo là lớp than hoạt tính : dùng loại than hạt nhỏ (kích thước khoảng 0.8-1.6 mm).
  • Lớp dưới cùng là sỏi : tạo khoảng trống để thu gom nước đều.

Quy trình thu gom nước:

Nước từ két cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa, nhằm cung cấp oxy và tăng pH. Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch.

Ống nước đặt dưới lớp sỏi đỡ có khoan lỗ đường kính khoảng 5 mm dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại. Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống.

Rửa lọc: Phương pháp rửa lọc của bể lọc này là làm thủ công. Do lớp than hoạt tính phía dưới lớp cát và nhẹ hơn cát nên không thể rửa ngược được vì dùng phương pháp rửa ngược sẽ gây nên xáo trộn lớp vật liệu lọc.

Sau 3-6 tháng, ta phải bỏ lớp màng vi sinh đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách: khuấy đều lớp nước mặt (để nước khoảng 2-3 cm), rồi mở van xả phèn phía trên để nước có chứa cặn sẽ bị trôi ra ngoài. làm lại một hai lần để nước sạch hoàn toàn. Sau đó ta nạo từ từ lớp cát bên trên đem rửa sạch. Sau 9 tháng đến 12 tháng thì thay toàn bộ cát và than hoạt tính.

Để đạt được chất lượng nước tinh khiết, trong sạch hoàn toàn. Nếu gia đình có điều kiện nên sử dụng  thêm vật liệu trao đổi ion để loại bỏ các ion tự do trong nước sau khi đã qua bình lọc trên.Vật liệu trao đổi ion là các hạt nhựa không hoà tan, trong cấu trúc phân tử có các gốc bazơ hoặc acid như Na+, H+. Những ion này dễ dàng được thay thế mà không làm thay đổi tính chất vật lí của hạt nhựa.

Các ion dương hoặc âm cố định trên các gốc này đẩy ion tự do cùng dấu có trong nứơc. Nước sau khi qua hạt nhựa trao đổi cation sẽ loại được các cation như: Al3+, Ca2+, Mg2+, Cu2+, Pb2+, Fe2+ và các ion kim loại khác. Nước sau khi qua hạt nhựa trao đổi anion sẽ loại đựơc các anion như: Cl, HCO3, PO43-, NO3, SO42-.

♦ Vui lòng qua số HOTLINE : 091817.6626 để được tư vấn trực tiếp và mua các sản phẩm hoặc đặt hàng trực tiếp tại 63 Hermann, Tp.Vinh, Nghệ An.
♦ Công ty CPTM Môi Trường Việt  là đơn vị đi đầu, về xử lý nước giếng khoan, nước máy, nước thải tại Nghệ An, Hà Tĩnh, và Là nhà phân phối máy lọc nước AO Smith, Nikawa, Haohsing, Kangaroo, Korihome, Karofi địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh. Chuyên sửa chữa máy lọc nước tại Tp.Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh.
♦ MÁY LỌC NƯỚC, Hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình, khách sạn, nhà hàng, cơ quan, công ty, xây dựng chung cư không còn xa lạ đối với người sử dụng nhưng đâu là sản phẩm chất lượng lại là điều mà mọi người đều quan tâm. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *