Báo động khan hiếm nguồn nước sạch: cứ 6 người thì có 1 thiếu nước

Báo động khan hiếm nguồn nước sạch: cứ 6 người thì có 1 thiếu nước: Những con số trên chỉ ra một thực trạng đáng báo động: nước sạch đang dần cạn kiệt ở nhiều nơi trên thế giới. Trong một tương lai không xa, khi việc khan hiếm nước lan đến những quốc gia phát triển và cả những vùng đô thị lớn thì nước sạch sẽ là “vàng xanh”. Việc đi tìm nguồn nước sạch không còn là cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên mà là giữa các quốc gia.

Báo động khan hiếm nguồn nước sạch: cứ 6 người thì có 1 thiếu nước

Báo động khan hiếm nguồn nước sạch: cứ 6 người thì có 1 thiếu nước 1

Nước là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải ai cũng được hưởng như nhau. Hiện tại có gần 1,1 tỷ người trên thế giới không thể tiếp cận nguồn nước sạch uống được và cứ 6 người thì có 1 người phải chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước.

Nước sạch – “vàng xanh” của tương lai

Sự bất bình đẳng trong việc phân phối nguồn nước không chỉ diễn ra giữa các châu lục mà còn xảy ra giữa các vùng trong một quốc gia. 82% cư dân sống ở vùng nông thôn thiếu nước dùng trong khi ở các đô thị là 18%. Tại một số quốc gia kém và đang phát triển, để chống chọi với việc khan hiếm nước, gần 1 tỷ phụ nữ và trẻ em phải đi bộ gần 6 km mỗi ngày để hứng từng giọt nước quý giá.

Báo động khan hiếm nguồn nước sạch: cứ 6 người thì có 1 thiếu nước 2

Thật nguy hiểm khi ngay cả quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như Việt Nam cũng rơi vào tình trạng thiếu nước. Theo thống kê của Hiệp hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA), xét về nguồn nước nội địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới với 3.600m³/người/năm, ít hơn 400m³/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Thậm chí, theo Bộ Tài nguyên Môi trường, đến năm 2025, lượng nước bình quân đầu người Việt Nam chỉ còn một nửa con số này.

Những con số trên chỉ ra một thực trạng đáng báo động: nước sạch đang dần cạn kiệt ở nhiều nơi trên thế giới. Trong một tương lai không xa, khi việc khan hiếm nước lan đến những quốc gia phát triển và cả những vùng đô thị lớn thì nước sạch sẽ là “vàng xanh”. Việc đi tìm nguồn nước sạch không còn là cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên mà là giữa các quốc gia.

Tiết kiệm 1 tỷ m3 nước sạch cho Việt Nam

Hiện nay, thiếu nước là vấn đề lớn của thế giới và tiết kiệm nước đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi tốc độ ô nhiễm nguồn nước và tình trạng sử dụng lãng phí của con người ngày càng tăng. Tại Việt Nam, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên khắp cả nước, trong các chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiệt kiệm và hiệu quả, nước sạch và vệ sinh mội trường nông thôn, chiến dịch hưởng ứng ngày Mội trường thế giới, ngày Nước thế giới,… sẽ góp phần sẻ chia nguồn nước sạch đến nhữn nơi đang cần, đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch cho người dân.

Báo động khan hiếm nguồn nước sạch: cứ 6 người thì có 1 thiếu nước 2

Một trong những hoạt động đáng chú ý là chương trình hợp tác dài hạn giữa Bộ Tài nguyên Môi trường và nhãn hàng Comfort Một Lần Xả hướng đến mục tiêu “Tiết kiệm 1 tỷ m3 nước sạch cho Việt Nam”. Để tránh lãng phí nước sạch và giảm thiểu đáng kể lượng nước thải ra mội trường, chương trình với chuỗi hoạt động khuyến khích mọi người cùng thực hành tiết kiệm nước ngay tại hộ gia đình và bắt đầu từ những hành động nhỏ như thay đổi thói quen giặt xả truyền thống.

Với công thức tiên tiến giúp khử sạch xà phòng ngay trong lần xả đầu tiên, sản phẩm Comfort Một Lần Xả sẽ giúp cắt giảm 2 lần xả nước và tiết kiệm ít nhất 20 lít nước trong mỗi lần giặt giũ. Ngoài lợi ích về thời gian và tiền bạc cho mỗi gia đình, lượng nước tiết kiệm được sẽ trao tặng cho người dân ở các vùng hạn hán và ngập mặn, giúp bà con có nước sạch sinh hoạt và đảm bảo cuộc sống.

Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch là do trữ lượng nước trong các mạch nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng. Các mạch nước ngầm vốn chiếm tới 30% lượng nước dự trữ của hành tinh, song lượng nước được lấy đi vượt quá lượng nước bổ sung nhờ mưa. Giới chuyên gia dự báo trong 20 năm nữa sẽ có tới 60% mạch nước ngầm riêng tại Ấn Độ rơi vào tình trạng cạn kiệt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *